1. Chủ đề Leadership thì đã khá quen thuộc, nhiều cách hiểu, sử dụng hay “trường phái” khác nhau. Trong cuộc sống thì mình thấy chủ đề này rất rộng và bởi thế người mới tiếp cận dễ bị tung hỏa mù. Các bạn cứ thử ra nhà sách, hay lên mạng tìm kiếm về chủ đề này sẽ thấy đủ thể loại đông tây kim cổ.
Tuy nhiên trong khuôn khổ tháng qua mình đã được học và quay trở lại với những điều cơ bản nhất – “back to basic”:
– Các giai đoạn hình thành và phát triển của một team
– Thế nào là team, thế nào là group
– Những điểm chết làm tan rã một team và các công cụ giải quyết chúng,…
– Thế nào là một team hiệu quả, .vvv
Những khái niệm cơ bản, những công cụ nền móng. Mình tin rằng khi nắm vững những điều này sẽ giúp xây dựng được một cơ sở vững chắc cho cho các kỹ năng leadership ở level cao hơn.
Leadership không còn là một cái gì đó mông lung, phụ thuộc tài năng hay là những truyền kỳ. Nó là một skills có thể học và phát triển được dù về cuối nó vẫn mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân, một dạng nghệ thuật và phát triển dựa vào tài năng của mỗi người.
Và các thành viên cũng có một cơ hội tuyệt vời để thực hành Leadership với đầy đủ các giai đoạn của nó với việc áp dụng cho các nhóm hiện tại của SS08. Team từ những con người xa lạ, tập trung lại với nhau vì mục tiêu chung, bắt đầu từ “build trust”, lập “norm setting”, tăng cường “intimacy”, làm rõ “responsibility”,…để đến cuối cùng là vượt qua các tiêu chuẩn của môn học.
Và như thế, thay vì mọi thứ được làm theo “bản năng” mà khi gặp vấn đề chúng ta không biết gỡ ở đâu. Giờ đây mọi vấn đề sẽ được nhận diện dựa trên một khung lý thuyết chuẩn tắc và một bộ phương pháp giải quyết cụ thể.
Chúng ta đã dần trở lên tự tin hơn cho những mục tiêu tiếp theo vì đã nắm rõ bộ cung cụ “quyền năng” này.
2. Chủ đề BRM
Ấn tượng đầu tiên BRM là một khái niệm mơ hồ có vẻ như tham vọng ôm đồm hết mọi thứ. Nhưng sau này mình thấy đã nhầm. Bởi bản thân cuốn sách BRM Guide book không có một cấu trúc diễn giải đầu cuối mà giới thiệu ngay một loạt các khái niệm.
Tiếp theo đó là một sự nghi ngờ: Tổ chức có thật sự cần có năng lực BRM như cuốn sách đề cập? Không dám nói 99% doanh nghiệp đang vận hành khi hỏi về BRM liệu họ có biết khái niệm này không? Nhưng sao họ vẫn tồn tại và phát triển tốt?
Là một cá nhân, hay là IT leadership thật sự mình có cần học cái này không? Mình cũng đang làm tốt công việc giống như vậy mà nên có cần phải học thêm nữa?
Và thật may mắn, xuyên qua 4 tuần khám phá và được bảo ban chỉ dạy của các Coach, mình đã nhận thức được một số điều:
– Chương trình BRM không ôm đồm các kiến thức từ các mảng tưởng như không liên quan như: chiến lược kinh doanh, quản lý danh mục đầu tư, leadership, body languages,…Mà nó giới thiệu các khái niệm mà một người làm vai trò BRM phải nắm vững (giống như muốn làm CEO thì phải hiểu đủ các khía cạnh của quản trị: marketing, tài chính, cung ứng, vận hành,…). Qua đó cho thấy được muốn làm tốt thì cần trang bị các hiểu biết, kỹ năng (competencies) gì.
– Vai trò của BRM trong tổ chức nhìn qua thì hơi khó hiểu, có vẻ “hữu danh vô thực” không có power. Tuy nhiên đó là khi tổ chức đó chưa hiểu được khung khái niệm về BRM. Khi được “học” về BRM họ sẽ dễ dàng hình dung ra được vai trò của nó, và qua đó trao quyền cho người BRM đóng góp đúng giá trị của mình.
Trong đa số DN, BRM không có một position trong sơ đồ tổ chức mà sẽ được “kiêm nhiệm” hoặc như là một năng lực của một số vị trí liên quan tới giao tiếp giữa 2 bộ phận (như BA, PM, CTO, IT manager,…)
– Khi gặp vấn đề hoặc khi muốn tối đa hoá giá trị của sự hợp tác giữa IT và Khách hàng của nó. Mình sẽ tham chiếu tới các khía cạnh được đề cập tới trong chương trình.
Và còn rất nhiều điều hay ho cũng như cần đào sâu về BRM. Nhưng có một điều mình sẽ có thể áp dụng ngay, đó là update thêm trong các JD các vị trí khi tuyển dụng cho team, hay trong các chương trình huấn luyện team mình sẽ như là một tín đồ đi truyền bá giáo phái BRM tới các thành viên của mình.
Chung quy lại cả Leadership hay BRM hay các chương trình sắp tới của CIOCoaching, mình tin rằng sẽ cung cấp cho mình một khung lý thuyết, một môi trường thực hành để tại nhận thức lại những điều mình vẫn đang làm ở mức độ chuyên nghiệp hơn, học hỏi từ các best practice, từ những môi trường tân tiến và có bề dày lịch sử về kinh doanh hay công nghệ.
Tháng thứ nhất, gửi lòng biết ơn vô bờ bến tới các anh chị trong BHL đặc biệt anh Cường, anh Khoa và các bạn trong lớp, đặc biệt các bạn trong nhóm 6 con sói (Duy Minh, Việt, Phẩm, Nam, Đức) vì đã giúp mình trong quá trình chuyển hóa để trở lên hoàn thiện hơn.
Nguyễn Văn Hiển – Hạt giống mùa 8 HCM