MIS VÀ NGỘ

Doan Phong

Gấp cuốn sách lại, nhưng môn học

MIS vẫn in đậm trong tâm trí tôi…

Thực tình mà nói, chúng tôi đích thực đang tham gia một chương trình với độ khó bậc nhất hành tinh. Và MIS là một trong những môn học khó nhất của chương trình. Bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày của cuối tháng 4 – đầu tháng 5, chúng tôi bước vào môn học đầu tiên mang tên

MANAGEMENT INFORMATION SYSTEMS là gì?

Trước khi bắt đầu môn học, tôi đã nghĩ là mình hiểu được khái quát MIS là gì. Nhưng cũng chưa hẳn đúng về MIS. Sau khi học, tôi đã nắm rõ các yếu tố cốt lõi tác động đến IS, các thành phần của IS, các trụ cột của Management System và Phương pháp luận của MIS.

MANAGEMENT INFORMATION SYSTEMS được ghép từ 3 chữ: MANAGEMENT (Quản lý), INFORMATION (Thông tin) và SYSTEMS (Hệ thống). Và MIS là Hệ thống thông tin quản lý. MIS đóng vai trò là hệ thống thu thập, xử lý và phân phối thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định. Ngay từ định nghĩa của môn học, đã có nhiều người trong chúng tôi ngộ về việc quản lý hệ thống thông tin. May sao, chúng tôi đã được “nắn” để cùng hiểu và cùng hướng tới sự đúng đắn về MIS. Tuần 0 của chúng tôi kết thúc nhanh chóng và không ngấm được nhiều về MIS.

Sang tuần tiếp theo, chúng tôi vừa được làm lại để thuyết trình sự hiểu biết của bản thân với Huấn luyện viên của chương trình, vừa đào sâu vào Business Case để vận dụng sự hiểu biết của mình nhằm giải quyết bài toán đó. Quả thực MIS đã giúp tôi và các Hạt giống khác thay đổi cách tiếp cận vấn đề một cách đúng đắn hơn. Chúng tôi thường tập trung vào công nghệ, mà đúng hơn là gần như chúng tôi là dân công nghệ nên luôn có ý nghĩ phải dùng công nghệ để làm MIS. Chúng tôi đã nhầm. Chúng tôi đã quên mất khía cạnh con người và tổ chức, chúng tôi hiểu rằng văn hóa doanh nghiệp, quy trình làm việc và con người ở tổ chức ảnh hưởng cực kỳ lớn đến MIS và hiệu quả triển khai MIS. Khái niệm “Management System Principle” giúp tôi điều chỉnh mục tiêu, đo lường kết quả và cải tiến liên tục, giúp chúng tôi nhắm trúng mục tiêu hơn.

Về 5 thành phần của IS, chúng tôi hiểu rằng có: People, Hardware, Software, Data và Networks. Nhưng làm sao để biết cái gì thuộc về thành phần nào trong 5 thành phần này, thì nó lại là câu chuyện khác. Chúng tôi được nghe, được hiểu từ các chia sẻ của các nhóm khác. Chúng tôi được sự giúp đỡ và nắn chỉnh lại từ Ban huấn luyện để có cái hiểu đúng đắn. Và cuối cùng tôi cũng nhận ra, “đào tạo” mặc dù có bao gồm cả Hardware và Software, nhưng cốt lõi vẫn là People.

Mỗi môn học chúng tôi được chia làm 3 nhóm. Đã có 2 Hạt “rụng” trong tuần 0 của chúng tôi. Một trong 2 Hạt đó ở chính nhóm tôi. Tôi nhận thấy sự hoang mang trong chính bản thân mình, và tôi bị “hẫng” một nhịp khi hay tin đó. Nhưng may mắn, tôi được Nhóm trưởng và các thành viên khác trấn an. Chúng tôi là một đội. Ở nhóm, anh Nhóm trưởng là người có nhiều kinh nghiệm cả trong lĩnh vực và cả trong giảng dạy. Chúng tôi được sự dẫn dắt đầy kinh nghiệm của anh, từ việc phân tích yêu cầu và giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, sự khuyến khích mọi người, các chế tài hợp lý. Ban đầu chúng tôi là nhóm “Chim sớm”, thức dậy và họp lúc 6 giờ sáng, điều này khiến tôi cảm thấy cực kỳ hưng phấn vì trùng với đồng hồ sinh học của bản thân. Tuy nhiên chỉ sau 1 tuần, chúng tôi đã nhận ra rằng việc này chưa hiệu quả, và việc nhóm họp với thời gian ngắn khó xong việc, buộc lòng chúng tôi đã trở thành “Chim cú đêm”. Những buổi tối họp bàn, chia sẻ, tranh luận tới 1-2 giờ sáng. Chúng tôi hiểu nhau hơn và hiểu về MIS hơn. Phong cách hỏi-đáp trong thời gian học giúp chúng tôi chủ động nhận diện được vấn đề, nhận diện được các thông tin và giúp chúng tôi hỏi thông minh hơn. Team chúng tôi cũng đã hỗ trợ, bọc lót nhau rất tốt từ các buổi học nhóm cho tới các buổi thuyết trình. Chúng tôi đã bắt đầu nghĩ và làm việc như một Leader.

Sau khóa học, mặc dù Business Case của chúng tôi vẫn chưa được hoàn thiện xuất sắc. Bản thân chúng tôi cũng đã từng nghĩ sẽ đem Business Case này về trình bày với các C level của công ty. Tuy nhiên, tôi nghĩ vẫn còn nhiều thiếu sót và chúng tôi cần phải bổ sung thêm để mọi thứ được rõ ràng, sáng sủa, giúp vấn đề được khai thông và các giải pháp được thực hiện. Bản thân tôi cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện Business Case này, với mong muốn đóng góp nhiều hơn cho công ty và vận dụng được nhiều hơn nữa. Tôi tin rằng việc vận dụng 3 yếu tố Management – Organization – Technology cùng 5 thành phần của IS và các trụ cột của nguyên tắc quản lý sẽ tiếp tục hỗ trợ tôi nâng cao hiệu quả công việc và đưa ra được các mục tiêu đúng đắn.

Và điều cuối cùng mà tôi và các Hạt giống khác đều nhận ra sự thay đổi trong chính bản thân mình, đó là chúng tôi đã bắt đầu có những ý nghĩ là mình cần nghĩ, làm việc và hành động như một C level. Tôi nghĩ đây chính là sự tiến bộ trong tư duy và kỹ năng của chúng tôi ở môn học này và cả trong hành trình của chúng tôi ở chương trình CIO Coaching. Một sự tiến bộ đối với tôi là vô cùng lớn và mở ra tư duy của bản thân tôi. Và tôi tự hào về bước phát triển này.

  • Tác giả: Nguyễn Văn Thạch – SS09
  • Đơn vị công tác: LG CNS Việt Nam
  • Vị trí: Head of Cloud Architecture

————————————————————————————————————————-

[VỀ CHÚNG TÔI]

– CIO Coaching là một chương trình phi lợi nhuận, huấn luyện các nhà quản lý và lãnh đạo số muốn trở thành CIO (Chief Information Officer – Giám đốc Công nghệ thông tin), CTO (Chief Technology Officer – Giám đốc Công nghệ).

– Đăng ký tuyển sinh ngay: https://ciocoaching.org/tuyen-sinh/

#CIOCoaching 

#CIOVietnam 

#Hạt_giống_lãnh_đạo_CNTT

Chương trình CIO Coaching sẽ giúp bạn phát triển chân dung CIO và các vị trí quản lý CNTT của chính mình. Hệ thống hoá tất cả kinh nghiệm để chuyển hoá thành các năng lực trọng yếu giúp thành công trong tương lai.

Theo dõi

Ghi danh - ứng tuyển

Copyright @2025  All Right Reserved – Designed and Developed by CIOCoaching.org