MIS VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA KỂ

Doan Phong

Là dân học và làm IT, khi nghe tới khóa học

MIS – Management Information Systems thì cũng chủ quan, trong đầu chỉ nghĩ: “Chắc mấy cái hệ thống quản lý giống web quản lý nhân sự, khách hàng ở công ty thôi chứ gì”. Ấy thế mà lúc vào học thì lại mắt chữ A mồm chữ O, hệ thống lại có lắm thành phần thế này, lại thêm cả yếu tố “people” là sao?

Phải mất gần nửa khóa học mình mới thật sự gạt bỏ tư duy software để nhìn MIS dưới góc độ business. Và đúng như anh chị từng cảnh báo: “Học MIS mà cứ nghĩ theo hướng phần mềm là toang đấy!”. Phần mềm thực ra chỉ là một phần rất nhỏ trong bức tranh tổng thể MIS mà thôi.

Hiểu được lý thuyết đã khó, làm sao để cả team hiểu giống nhau còn khó hơn. Thế rồi mới biết khái niệm “Xà quần” là gì, thêm cái tội coi trời bằng vung nên cả lũ đặt tên là ProMIS và hứa với nhau “Không được để ProMIS chỉ là cái tên”. Đều đặn mỗi tối chỉ kịp ăn cơm tắm rửa rồi lại rủ nhau online một tí cho cùng hiểu, chả hiểu tí làm bằng gì mà toàn 2-3h sáng vẫn tranh luận om tỏi để đảm bảo hiểu cùng nhau được.

Kể cái khổ thì cũng nói thêm về cái sướng là được xếp vào team toàn ông “không phải dạng vừa đâu”. Nhờ vậy mà mình mới biết thế nào là “Bếp ăn của người Việt”, là “Trung gian thanh toán hàng đầu châu Á”. Và biết thêm những hình thức kinh doanh ngoài tầm hiểu biết của mình từ trước đến giờ.

Deadline liên tục dí và anh em thì cứ thế mà chạy, dù đôi lúc… chạy bằng niềm tin là chính. Những buổi brainstorming kéo dài hàng tiếng đồng hồ, những file slide chỉnh đi chỉnh lại không dưới chục lần, và những buổi check-in đầy nhiệt huyết – khi thì quán cà phê, khi thì Google Meet đến tận gần sáng.

Bọn mình bắt đầu cảm nhận rõ hơn cái gọi là “sức nặng của một đề án nghiêm túc”. Không chỉ là vẽ vài mô hình cho đẹp, hay viết ra một ý tưởng nghe kêu tai — mà là làm sao để mỗi con số, mỗi giải pháp, mỗi luồng dữ liệu đưa ra đều có cơ sở, có giá trị thực tế, và đặc biệt là… có khả năng thuyết phục những người ra quyết định thật sự mở hầu bao.

Có lúc tưởng chừng như “gãy”, nhất là khi đề án bị phản biện dồn dập. Mỗi lần như thế, cả team lại dành thời gian nhìn lại, bóc tách từng chi tiết. Rồi lại tiếp tục rework, refine, rebuild – không vì điểm số, mà vì ProMIS đã thực sự tin rằng sản phẩm của mình xứng đáng được lắng nghe.

Điều đáng quý nhất không phải là những ý tưởng “wow”, mà là hành trình mà team đã cùng nhau đi qua: từ một nhóm người không cùng chuyên môn, không cùng văn hóa làm việc, đến một team đồng lòng, hiểu nhau từng thói quen và điểm mạnh. Có những lúc tưởng như chỉ cần thêm một lời trách móc là đổ vỡ, nhưng thay vào đó, cả lũ chọn kiên nhẫn, động viên và đi tiếp.

ProMIS đã không chỉ hoàn thành một bài tập lớp mà còn cùng nhau sống trọn với tinh thần MIS – kết nối con người, quy trình và công nghệ để giải quyết bài toán của doanh nghiệp một cách thực tiễn và bền vững.

Khá là mệt nhưng cho chọn thì vẫn làm thôi vì học hỏi được quá nhiều

  • Tác giả: Trần Vũ Hoàng – SS09 HN
  • Đơn vị công tác: Hachinet Software
  • Vị trí: COO 

————————————————————————————————————————-

[VỀ CHÚNG TÔI]

– CIO Coaching là một chương trình phi lợi nhuận, huấn luyện các nhà quản lý và lãnh đạo số muốn trở thành CIO (Chief Information Officer – Giám đốc Công nghệ thông tin), CTO (Chief Technology Officer – Giám đốc Công nghệ).

– Đăng ký tuyển sinh ngay: https://ciocoaching.org/tuyen-sinh/

#CIOCoaching 

#CIOVietnam 

#Hạt_giống_lãnh_đạo_CNTT

Chương trình CIO Coaching sẽ giúp bạn phát triển chân dung CIO và các vị trí quản lý CNTT của chính mình. Hệ thống hoá tất cả kinh nghiệm để chuyển hoá thành các năng lực trọng yếu giúp thành công trong tương lai.

Theo dõi

Ghi danh - ứng tuyển

Copyright @2025  All Right Reserved – Designed and Developed by CIOCoaching.org