Câu 1: CIO Coaching là chương trình huấn luyện hay chương trình đào tạo?
– Đây là chương trình huấn luyện (hay còn gọi là Coaching).
– Với phương pháp huấn luyện của chương trình, học viên quyết định đến 80% thành công thông qua làm việc nhóm. Ban huấn luyện chỉ quyết định 20% đến sự thành công.
– Có thể mô tả ngắn gọn như sau: BHL cung cấp phương pháp, nội dung kiến thức cô đọng, phương pháp đánh giá, công cụ cần thiết. Học viên học nhóm cùng nhau, chọn đề tài thực tiễn ở doanh nghiệp, áp dụng kiến thức vào mổ sẻ và chứng minh giải pháp, và thuyết phục BHL duyệt đề xuất. Học viên học thật, áp dụng thật vào bối cảnh doanh nghiệp thật. Đó là huấn luyện, khác hoàn toàn với đào tạo thuần túy.
Câu 2: Tên của chương trình CIO Coaching hay Hạt Giống Lãnh Đạo CNTT?
– Tên đầy đủ của chương trình bằng tiếng Việt là “Hạt Giống Lãnh Đạo CNTT”.
– Tên viết tắt là CIO Coaching.
Câu 3: Chương trình CIO Coaching hướng đến mục tiêu nào?
4 mục tiêu chính của chương trình là:
– Lựa chọn và huấn luyện các hạt giống quản lý và lãnh đạo CNTT
– Nâng tầm CNTT thông qua các giải pháp hữu ích
– Tạo nền tảng chia sẻ các kiến thức CNTT trong cộng đồng
– Cung cấp cho xã hội một đội ngũ lãnh đạo CNTT đủ TÂM và TẦM
Câu 4: Kiến thức mà chương trình xây dựng dựa trên framework, nền tảng nào?
– Chương trình huấn luyện của chúng tôi bao gồm 6 chủ đề đào tạo, mỗi chủ đề được xây dựng dựa trên các framework và kiến thức tiên tiến từ các tổ chức lớn trên thế giới. Chúng tôi đã biên soạn lại nội dung để phản ánh năng lực hấp thụ của người quản lý và lãnh đạo Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam.
– Ban Huấn luyện của chúng tôi đặt ra tâm niệm rằng Việt Nam, như một quốc gia đang phát triển, có thể học hỏi sự tiến bộ từ các nước phát triển trên thế giới thông qua việc áp dụng các framework và nền tảng đã được chứng minh. Chúng tôi khuyến khích việc linh hoạt áp dụng kiến thức vào thực tế, thay vì tuân theo cứng nhắc. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và lỗi trong quá trình triển khai, đồng thời giảm chi phí. Chúng tôi tin rằng việc này sẽ giúp người quản lý và lãnh đạo CNTT ở Việt Nam đạt được hiệu suất cao và nâng cao chất lượng công việc.
Câu 5: Chương trình tổ chức huấn luyện ở địa phương nào của Việt Nam?
– Hiện tại chương trình tổ chức huấn luyện ở Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội.
– Đã có nhiều học viên từ Bình Dương, Đồng Nai di chuyển đến Tp. Hồ Chí Minh để tham gia chương trình.
Câu 6: Thời điểm nào trong năm chương trình CIO Coaching chiêu sinh?
– Hằng năm chương trình tổ chức chiêu sinh 1 lần duy nhất. Thời gian từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 3.
– Sau đó chương trình tổ chức huấn luyện trong 8 tháng và hoàn thành trước khi chiêu sinh mùa mới.
Câu 7: Đối tượng phù hợp của chương trình CIO Coaching là những vị trí nào?
Với những bạn đang làm chuyển đổi số, hoặc quản lý CNTT đều phù hợp với chương trình. Chúng tôi liệt kê những đối tượng đã tham gia như:
– Quản lý CNTT: IT Manager, IT Operation Manager, Service Manager, IT Supervisor, Enterprise Architect/Solution Architect, Project Manager, IT Director, CTO (còn ít kinh nghiệm), CIO (còn ít kinh nghiệm), …
– Quản lý hoạt động chuyển đổi số: Digital Transformation Consultant, Chief Digital Official, IT Business Partner, Digital Transformation Coordinator, …
– Phát triển sản phẩm số: Product Manager, Product Director, Product Owner, Senior Business Analyst, …
– Và các vị trí khác, … tùy từng trường hợp.
Câu 8: Giá trị mà học viên nhận được từ chương trình CIO Coaching này là gì?
Chúng tôi có thể tóm tắc đơn giản về giá trị như sau:
– Khám phá khao khát bản thân, vẽ lại chân dung vị trí nghề nghiệp chuyên nghiệp muốn đạt được, viết kế hoạch để đạt được vị trí ấy.
– Xây dựng cho bản thân phong cách lãnh đạo và quản lý.
– Xây dựng cho bản thân phương pháp luận quản lý. Từ việc thấu hiểu mục tiêu chiến lược kinh doanh, xây dựng mối quan hệ chiến lược với BoD, phát triển kế hoạch đạt mục tiêu, xây dựng đội ngũ quản lý (tuyển người, phát triển năng lực con người, đánh giá, và sa thải), xây dựng hệ thống quản lý và đo lường hiệu quả.
– Xây dựng cho bản thân khả năng cởi mở, làm việc với con người hiệu quả. Từ việc cách nhận biết nhóm hành vi, các thức xây dựng mối quan hệ, cách thức lập liên minh trong công việc, cách thức dẫn dắt sự thay đổi, cách thức làm việc với đối tác.
– Xây dựng phương pháp giải quyết vấn đề. Đọc vị được vấn đề, phân tích lợi ích, rủi ro. Thuyết trình chứng minh giá trị của giải pháp.
– Xây dựng cho bản thân sự giàu có tri thức, mối quan hệ. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được tham gia cộng đồng All-Stars. Tại đây, mọi người hỗ trợ nhau miễn phí cho tất cả các vấn đề, câu hỏi từ các thành viên. Đó là sự giàu có của người làm nghề chuyên nghiệp.
Câu 9: Chương trình từ năm 2024 tập trung vào điểm nào của chuyển đổi số tại doanh nghiệp?
– Chúng tôi tập trung vào bối cảnh “Kinh tế số – Digital Economic).
– Chúng tôi xây dựng nội dung xoáy vào vị trí lãnh đạo, quản lý CNTT đáp ứng bối cảnh Kinh tế số đang diễn ra.
– Người lãnh đạo, quản lý CNTT tham gia dẫn dắt, phối hợp với kinh doanh, lãnh đạo cấp cao để thực hiện chuyển đổi số tại doanh nghiệp.
Câu 10: Chi phí để tham gia chương trình là bao nhiêu?
– Hoàn toàn miễn phí. Đây là chương trình Phi-lợi-nhuận ngay từ 2016 cho đến nay.
– Học viên không trả tiền cho Ban huấn luyện, hay cộng đồng.
– Học viên tự chi trả những gì mình dùng. Ví dụ: bản trả chi phí cho tea-break, in ấn, đi off-chai, đi team building.
– Ban huấn luyện cũng tự chi trả chi phí cho những gì mình dùng cùng với học viên. “CAM-BU-CHIA “ mãi đỉnh.
Câu 11: Phương pháp huấn luyện của chương trình CIO Coaching là như thế nào?
– Chương trình có 6 chủ đề huấn luyện chính và các hoạt động ngoại khóa xen kẽ. Tìm hiểu thêm ở link 6 chủ đề huấn luyện.
– Mỗi chủ đề diễn ra trong 1 tháng (4 tuần làm việc).
– Ban huấn luyện chủ đề sẽ trao đổi với học viên về mục tiêu, cách thức đánh giá, yêu cầu huấn luyện,… lịch làm việc trước mỗi chủ đề.
– Mỗi tuần học viên tự học với nhau theo nhóm. Đảm bảo sự hiểu giống nhau.
– Cuối tuần từng nhóm sẽ gặp Ban huấn luyện để trình bày sự hiểu biết và ứng dụng vào thực tế.
– Tuần đầu sẽ tập trung hiểu đúng kiến thức khung, để hình thành phương pháp chung.
– Tuần thứ 2, 3 các nhóm lựa chọn tình huống thực tiễn chia sẻ trên lớp để chứng minh khả năng xử lý vấn đề và xây dựng hệ thống quản lý của từng nhóm.
– Tuần cuối, các nhóm thuyết trình thuyết phục Ban huấn luyện phê duyệt và đánh giá kết quả chủ đề.
Câu 12: Thời lượng chương trình diễn ra bao lâu và học viên phải dành thời gian tham gia như thế nào?
– Chương trình diễn ra trong 8 tháng.
– Bắt đầu huấn luyện từ cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm.
– Mỗi tuần, học viên cần dành thời gian làm việc offline với Ban huấn luyện (BHL) chủ đề. Thường là thứ 7 hoặc Chủ nhật. Do BHL chủ đề quyết định.
– Để chuẩn bị nội dung trình bày và hiểu giống nhau, học viên dành tối thiểu 3 buổi làm việc offline/online. Thường là các buổi tối. Do từng nhóm thống nhất với nhau.
Câu 13: Cách thức đăng ký tham gia chương trình như thế nào?
– Bạn chỉ điền form khảo sát. Chỉ thế thôi.
– Chương trình không nhận CV, không nhận gửi học viên.
– Nhưng bạn cần lưu ý. Bạn cần để lại thông tin rõ ràng để giúp Ban huấn luyện biết được: Bạn là ai? Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Bạn có trở ngại nào để đạt mục tiêu mà cần chương trình giúp bạn? Quan điểm sống, làm việc của bản là gì? Tại sao chương trình cần chọn bạn?
– Chúng tôi nhận thấy rất nhiều bạn có năng lực thật, nhưng sự hời hợt khi điền thông tin trên form lại tự đẩy mình ra khỏi cơ chương trình.
Câu 14: Tôi có thể đăng ký cho nhân viên của công ty tham gia?
– Nếu anh chị thật sự thấy nhân viên mình quan tâm thì nên giới thiệu họ đến chương trình.
– Chương trình chiêu sinh cá nhân. Tự cá nhân muốn tham gia sẽ thực hiện điền form.
Câu 15: Làm thế nào để biết tôi phù hợp với chương trình?
– Chương trình có 4 mục tiêu. Bạn có thể chỉ cần cung cấp thông tin trên form đúng với 4 mục tiêu đó là đủ.
– Bạn có thể tìm hiểu 4 mục tiêu ở website ciocoaching.org
Câu 16: Chương trình có ưu tiên kiến thức ngành công nghiệp nào không?
– Không.
– Với 108 hạt giống đã xuống núi (tính đến cuối năm 2023) thì các hạt giống đang làm khá đa dạng ngành. ví dụ: Bảo hiểm, Tài chính, Ngân hàng, Giáo dục, Dịch vụ, Bất động sản, Bán lẻ, Thương mại điện tử, Viễn thông, Tập đoàn đa ngành, Sản xuất, Nông nghiệp, Tiêu dùng nhanh, Gia công phần mềm, …
Câu 17: Tôi là người không có nền tảng (background) CNTT thì liệu có phù hợp với mục tiêu chương trình?
– Chương trình không yêu cầu học viên có background CNTT hay ngành nghề khác.
– Thực tế qua 7 mùa huấn luyện có khá nhiều bạn có background không phải là CNTT đã tham gia chương trình. Ví dụ như: Luật, Quản lý thư viện, Quản trị kinh doanh, Quản lý vận hành, Marketing, Nhân sự, …
– Chỉ cần bạn có tham gia làm chuyển đổi số, dự án CNTT, dưới góc nhìn quản lý là có nhân-duyên rồi.
Câu 18: Tôi liên hệ ai để được tư vấn tham gia chương trình?
– Bạn có thể liên hệ thông tin trên website.
– Hoặc liên hệ bất kỳ hạt giống nào trong các mùa đã qua để được tư vấn. Chúng tôi có trang trên facebook và linkedin.
– Hoặc bạn liên hệ ngay Ban huấn luyện.
Câu 19: Chương trình có mấy chủ đề huấn luyện?
– Chương trình có 6 chủ đề huấn luyện. Trong đó có 04 chủ đề tập trung vào năng lực cứng của người quản lý, lãnh đạo CNTT, 02 chủ đề tập trung vào năng lực mềm. Tìm hiểu thêm ở link Website, …
– Bên cạnh đó còn các năng lực khác bổ trợ từ các hoạt động ngoại khóa của chương trình.
Câu 20: Ngoài các chủ đề chính thì chương trình cung cấp thêm những năng lực nào cho học viên?
– Có khá nhiều năng lực bổ trợ cho học viên bên cạnh năng lực chính ở 06 chủ đề.
– Tiêu biểu như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng dẫn dắt đội nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giám sát công việc theo kế hoạch, kỹ năng xây dựng hình ảnh, kỹ năng networking, …
Câu 21: Sau khi tham gia chương trình thì tôi có tiếp tục được hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp không?
– Có.
– Với sự nỗ lực của hạt giống đã vượt qua chương trình và xuống núi thành công. Hạt giống ấy sẽ được tham gia cộng đồng “All-Stars”. Cộng đồng của ngôi sao tài năng đã đi qua chương trình và đang đảm nhận các vị trí quản lý, lãnh đạo CNTT ở các tập đoàn, công ty lớn.
– Khi một thành viên có 1 câu hỏi cần hỗ trợ. Các thành viên có khả năng trả lời câu hỏi được nêu sẽ hỗ trợ triệt để, và cũng hoàn toàn miễn phí. Đây là sự giàu có đúng nghĩa.
– Cộng động All-Stars cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp các thành viên học hỏi, nâng cấp kiến thức.
– Ban huấn luyện chúng tôi cũng có những buổi làm việc với các Hạt đã xuống núi để hỗ trợ thêm các tình huống thực tiễn khi áp dụng, vẫn hoàn toàn miễn phí. Đây là văn hoá của chương trình và cũng là cam kết hỗ trợ từ Ban huấn luyện chương trình.
Câu 22: Chứng chỉ của chương trình có giá trị như thế nào?
– Rất giá trị.
– Đây là chứng chỉ “Certificate of Achievement” được xác nhận của 5 thành viên Ban huấn luyện và cộng đồng CIO Vietnam.
– Bạn có thể áp dụng cho các công ty đa quốc gia.
– Chứng chỉ xác nhận bạn có đầy đủ các năng lực cần thiết cho vị trí quản lý CNTT. Mỗi chủ đề chúng tôi đã xác nhận từng nhóm năng lực. Rất chặt chẽ!
– Uy tín của chương trình và Uy tín của người ký chứng nhận đủ khả năng xác nhận cho Hạt giống với bất kỳ yêu cầu độ khó nào từ doanh nghiệp.